London ra mắt bảo tàng thiết kế mới

Bao-tang-moi-o-london-1

Mô hình kiến trúc kiểu Hà Lan được OMA áp dụng và cùng hợp tác với hai hãng của thành phố London là Allies và Morrison, cùng với các kỹ sư của Arup để khôi phục lại phần bên ngoài bảo tàng được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20 thuộc về toà nhà Grace II – công trình được xếp hạng ở phía Tây thành phố London – bao gồm lớp phủ đồng đặc biệt và mái nhà dạng kép Hyperbolic-Paraboloid.

 


Bao-tang-moi-o-london-1

 

Nhà thiết kế kiến trúc chịu trách nhiệm thiết kế mới lại nội thất của toà nhà, nơi mà phòng trưng bày của Bảo tàng thiết kế được chỉnh hợp xung quanh theo phong cách tối giản gồm gỗ thông và nền đá cẩm thạch đặt ở trung tâm hội trường. Pawson cũng dựng nên một cửa hàng độc lập bên trên trong viện bảo tàng.

 


Bao-tang-moi-o-london-2

 

Bảo tàng thiết kế mới sẽ được mở cửa cho công chúng vào ngày 24 tháng 11 năm 2016.

 


Bao-tang-moi-o-london-3

 

“Tôi nghĩ điều kì diệu của nó khi lưu trong toà nhà này và đến bây giờ với những điều đang diễn ra ở đây nó sẽ trở thành một trung tâm thiết kế đẳng cấp thế giới” Pawson đã nói như vậy trong buổi họp báo.

 

“Để đưa ra được quyết đinh là việc chúng tôi muốn giữ lại hội trường (nhà kiểu La Mã cổ) vô cùng đặc biệt này, nhằm mục đích cho nó trở thành một toà nhà thần kỳ cho mọi người cũng như các đối tượng khác”

 


Bao-tang-moi-o-london-4

 

“Tất cả các tầng nhà đều được làm mới, vì vậy trước đó đã có một cấu trúc tạm thời đặc biệt được cố định trên mái nhà trong giai đoạn tháo bỏ các các cấu trúc cũ để tạo ra toà nhà mới này”, Chris Masson (người của xưởng thiết kế Pawson) cho biết thêm: “Đó là một kỳ công của kỹ thuật thiết kế”.

 


Bao-tang-moi-o-london-5

 

“Kết cấu kiến trúc được hoàn thành việc xây đựng vào đầu năm nay, cùng với ba khu nhà được thiết kế bởi nhóm kiến trúc OMA cùng với hai hãng Allies và Morrison đồng tài trợ kinh phí cho việc chuyển đổi của viện Commonwealth.

 

Hai tầng hầm được đào dưới chân toà nhà cũ được xây vào những năm 60, theo thiết kế thì sàn nhà được mở rộng từ 6.000m2 đến 10.000 m2 – gấp 3 lần không gian khả dụng tại bảo tàng Shad Thames cũ toạ lạc ở phía nam London.

 


Bao-tang-moi-o-london-6


“Chúng tôi giữ lại trần nhà, chỉ chủ yếu mở rộng xây dựng lại toà nhà bên dưới” Renier de Graaf của OMA giải thích.

“Cấu trúc của toà nhà cũ không có khả năng để chịu đựng bất kì những loại chức năng hiện đại nào”, phát ngôn viên của OMA cho biết. “Bản thân chất lượng các tầng này rất thấp khi được xây dựng từ những năm 1960, nhưng phần mái nhà mới chính là điểm sáng của toà nhà này”.

 


Bao-tang-moi-o-london-7

 

Các tầng được kết nối với nhau bởi từng bậc thang gỗ, bao quanh là hai lan can cao và cứ 2 bậc thang được ghép thành chỗ ngồi ngẫu hứng. Các hàng tay vịn được tích hợp giữa các lối đi lót bằng gỗ xung quanh phòng hội trường, điều này tạo ra nhiều cơ hội để bảo tàng tận dụng được không gian lưu thông, cũng như mở thêm được một khu vực triển lãm.

 

Toàn bộ sàn nhà được phủ lớp gạch đá mài màu xám nhạt, và mặt dưới rất ấn tượng của mái nhà được để lộ ra toàn bộ ở phía bên trái.

 


Bao-tang-moi-o-london-8


Các tầng dưới đất được bố trí thành các phòng lưu trữ, phòng nội bộ và một khán phòng, có một không gian triển lãm tạm thời nằm bên ngoài phòng hội trường tại tầng trệt. Một buổi triễn lãm mang tên “Nỗi sợ và tình yêu” được phụ trách bởi Justin McGuirk –  giám đốc của bảo tàng thiết kết mới.

 

Khu vực thư viện nằm ở tầng thứ nhất, cùng với các tài liệu lưu trữ của nhà thiết kế Robin Day và một không gian giáo dục được tài trợ bởi Quỹ The Swarovski.

 


Bao-tang-moi-o-london-9

 

Ở tầng trên cùng là nơi để bộ sưu tập cố định của bảo tàng, phòng trưng bày được thiết kế bởi Studio Myerscough. Tầng này cũng có một nhà hàng và phòng thành viên được thiết kế bởi Edward Barber và Jay Osgerby – người làm việc cho Universal Design Studio.

 

Tại khu vực nhà hàng, thực khách có thể chiêm ngưỡng một phía là quan cảnh bên ngoài trên công viên Holland và nhìn xuống phòng hội trường qua các khung cửa số ở phía còn lại. Phần nội thất được làm từ gỗ được nhuộm sang màu xanh tro.

 


Bao-tang-moi-o-london-10

 

“Mục tiêu của chúng tôi là bổ sung vào các thiết kế của Pawson, qua các góp ý đóng góp của những vị khách tham quan có nhiều kinh nghiệm, một trong các phần đó là tạo ra sự dịch chuyển từ ngày sang đêm trong không gian này” Hannah Carter Owers giám đốc của hãng Universal Design Studio cho biết.

 

Phòng thành viên, nơi cũng hướng về phía công viên Holland, mô tả những nét nổi bật hơn một bảng màu hạn chế. Tại đây có một quầy bar bằng thiếc đánh bóng và một bức tường được ốp gương. Cả hai không gian đều được trang bị những thiết bị nội thất từ bộ sưu tập của Barber và Osgerby của hãng Vitra.

Trừ những chú thích khác, bộ ảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Luke Hayes.

 

Kiến trúc: OMA

Thiết kế nội thất: John Pawson, Universal Design Studio

Kỹ sư: Arup

Nhà cung cấp vật liệu sàn nhà: Dinesen

Nội thất: Vitra, Vitsoe

Ánh sáng: Concord

Thiết kế triển lãm: Studio Myerscough, Sam Jacob

Nhận diện thương hiệu: Studio Fernando Gutierrez

Hướng dẫn tìm đường: Cartlidge Levene

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.