Dự án học tập cộng đồng từ thiết kế giao thông dành cho ngôi làng sinh thái

Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-1


Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-1

 

Khung cảnh mô phỏng không gian mở tập trung, nhìn từ các khu Kí túc xá,

Tòa nhà Hành chính tập trung, trường tiểu học và trung học

 

 

Mảng nghiên cứu về giao thông trong kiến trúc tại Kenya đã cho thấy một cách rõ ràng sự thiếu hụt của những hình mẫu đương thời, mặc dù đã có nhiều những sự kiện và công trình mang tính truyền thống. Các nhà thiết kế đã cố gắng tích hợp dự án này tại các cuộc thảo luận xung quanh tính hợp pháp, tính đồng nhất và có định hướng của một nền văn hóa kiến trúc ảnh hưởng lớn đến nét đặc trưng của kiến trúc bản địa – lối kiến trúc xuất phát từ sự thấu hiểu kết cấu vật chất, khí hậu và kĩ thuật tại địa phương. Với cách tiếp cận đó, dự án này được vẽ ra từ những nghiên cứu chức năng của các bối cảnh và vị trí.

 


Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-2

 

Quang cảnh của trường tiểu học và trung học từ sân chơi trung tâm

 

 

Dự án học tập cộng đồng đã thách thức nền giáo dục truyền thống bằng cách đưa ra 1 số ý tưởng thích hợp với mô hình và môi trường sư phạm. Những ý tưởng này được minh họa bằng sự tham gia đồng thời của nhiều cấp bậc giáo dục. Các khu vực này bao gồm các trung tâm giáo dục trong nhà/ngoài trời, các khu vực học tập chính quy và các khu vực tự quản; các không gian mở (dành cho các hoạt động nhóm hoặc diễn thuyết), và những khu vực tích hợp giữa các trường tiểu học và trung học. Tất cả các khu vực này mở rộng sự kết nối và giao lưu giữa các hoạt động. Chương trình học tập cộng đồng này chủ yếu giải quyết vấn đề về tỉ lệ tham gia thấp của trẻ em địa phương bằng cách khuyến khích các phương pháp giảng dạy mới và các khuôn khổ xã hội với các cách thức khác nhau.

 

Ngôn ngữ và sự giao tiếp giữa các cấp học thì rất thiết thực, được cảm nhận thông qua những cách thức đổi mới của các chất liệu địa phương có thể thay đổi để thích nghi. Vị trí của các công trình duy trì sự kết nối hữu hình giữa các khu vực học tập thay đổi đa dạng, nhưng mỗi khu vực vẫn có khả năng tự quản và có quyền riêng tư. Sự sắp xếp và sự chuyển tiếp của những con đường nhỏ và các khoảng sân xung quanh gợi nhớ về lối đi của các khu tái cư, lối đi này thông qua các trường tiểu học và trung học với những hướng tiếp cận với các khu vực khác một cách liên tục, chuyển hướng nhẹ nhàng để thích ứng với những lớp học được sắp xếp ngẫu hứng.

 


Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-3

 

Tổng quan các khu nhà thông qua các khu ở, sân chơi và các khu dân cư liền kề nhau

 

 

Công ty kiến trúc còn đưa ra trải nghiệm với những bề mặt phẳng hình học chuyển động để tạo ra những con đường và những lối đi một cách rõ ràng, chính xác. Chúng được sắp xếp nhờ vào sự phân tích tỉ mỉ về vị trí xây dựng, những nét đặc trưng của việc có hay không có cây xanh bao phủ. Quả thực, những cấu trúc và những không gian mở liên kết với nhau thông qua những nút giao là những những lối đi được lát đá hoa nhiều màu gây ấn tượng đã tác động trở lại hình dáng và mật độ của những nét nổi bật khác. Tác động cuối cùng là tạo ra sự nối tiếp không gian và sự liên kết nội bộ giữa các khu vực của từng cấp học hoặc vạch rõ ranh giới và địa phận của từng khu vực.

 


Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-4

 

Quang cảnh bên trong của Tòa nhà Hành chính và sân bóng rổ

 

 

Những ngôi nhà còn phản ánh những mô hình định cư truyền thống bằng việc phát triển ý tưởng về 1 ngôi làng thông qua 1 chuỗi những không gian mang tính gia đình. Khu vực ở được phân chia ra từ những khối nhà tập trung quanh những sân vườn riêng biệt, trong 1 khung cảnh đường đi dạo phố có giàn leo tỏa bóng mát cho các con đường đi bộ và kết nối các khu vực ở với nhau. Mặt tiền của các ngôi nhà có thể được hình dung như những dãy tường được trang trí thêm cho các khu ở như thế. Những bề mặt của vách tường là những ô gạch màu sáng và tối dọc theo đường ranh giới của từng khu ở làm gợi lên cách sống mang tính bộ lạc và những câu chuyện về người Kenya. Những thiết kế này tạo ra chiều sâu cho không gian và tạo cảm giác chuyển đổi nhịp nhàng.

 


Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-5

 

Các ngôi nhà được nhóm lại quanh 1 sân chơi và được nối kết với nhau bởi đường đi bộ

 

 

Những ý tưởng về tính bền vững môi trường và xã hội được đưa vào dự án học tập cộng đồng thông qua những kĩ thuật mang tính thụ động. Chẳng hạn, chiều sâu của các bức tường phía bên trong các tòa nhà được tạo ra để cách nhiệt, nó còn tạo ra không gian mát mẻ để phục vụ việc học và các khu vực ghế ngồi, các cửa sổ thì hướng ra phía bên ngoài. Khoảng trống giữa các tòa nhà để chuyển hướng gió trong lúc các tòa nhà tạo ra bóng mát cho các lối đi và các mái nhà dùng để thu nước mưa. Vật liệu chính phục vụ cho việc xây dựng là gạch tại địa phương, nó có thể chịu đựng để phục vụ việc xây dựng của dự án này. Thêm vào đó là việc xây dựng mang tính thủ công, dựa vào kĩ năng và nguồn lực của cộng đồng tại địa phương cũng là 1 khía cạnh quan trọng góp phần vào tính bền vững của dự án.

 


Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-6

 

Quang cảnh bên trong của trường trung học và sân chơi, có những khu học tự quản

 

 


Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-7

 

Trường tiểu học và trung học nhìn từ các con đường có các hàng cây xanh

 

 

 


Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-8

 


Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-9

 


Du-an-hoc-tap-danh-cho-ngoi-lang-sinh-thai-10

 

 

Vị trí: Kakamega county, Kenya

Thực Hiện: Traffic 
Nhóm thiết kế: Ian Nazareth, Venkatesh Natarajan, Temitope Adesina, Winston Shu You

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.